I. TỔNG QUAN VỀ CÂY SÂM DÂY (CODONOPSIS JAVANICA) 1
Sâm dây hay còn gọi là Đảng sâm (Codonopsis sp) là cây thân thảo, thân leo sống nhiều năm, dài 2 – 3 m, phân nhánh nhiều. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng. Rễ củ hình trụ dài, phân nhánh, nạc, màu vàng nhạt. Lá đơn, mọc đối, hình trứng hoặc hình tim, cỡ 2-5 x 2-4,5 cm, mỏng, mềm, màu xanh lá mạ, mặt dưới có lông nhung trắng, mép nguyên hoặc có răng cưa tù; cuống lá dài 3-7cm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, hình chuông, màu trắng hoặc hơi vàng, họng có vân tím. Đài 5 thuỳ, hình mác nhọn, hơi dính nhau ở gốc. Tràng hoa chia thành 5 thuỳ, hình tam giác nhọn. Nhị 5. Bầu 5 ô. Quả mọng, 5 cạnh, khi chín màu tím, mang đài tồn tại. Hạt nhiều, tròn, nhỏ, màu vàng nâu.
Cây sâm dây trồng từ hạt được 5 tháng tuổi
Mùa ra hoa từ tháng 5-7, mùa quả chín tháng 7-9 ở các vùng phía Bắc;còn đối với các tỉnh phía Nam như Lâm Đồng, Kon Tum có mùa quả muộn hơn 2-3 tháng. Cây có thể lụi tàn vào mùa đông hoặc mùa khô (đối với các tỉnh khu vực Tây Nguyên như Kon Tum, Lâm Đồng). Đến mùa xuân hoặc đầu mùa mưa, từ gốc mọc lên 1 – 2 chồi và sinh trưởng rất nhanh.
Củ sâm dây dùng bán giống
Sâm dây được nhân giống tự nhiên từ hạt. Khả năng tái sinh từ rễ củ còn sót lại khi thu hoạch kém. Cây ưa ẩm, ưa sáng, nhưng chịu được bóng râm, cây thường mọc ở những nơi đất tốt, nhiều mùn, trong các chỗ trống và ven các rừng thứ sinh và nương rẫy.
Từ những củ Sâm dây tươi sau khi đã rữa sạch đất, cắt lá ta đem đi phơi đến khi củ Sâm khô hoàn toàn sâm dây
Để được 1kg Sâm dây khô bạn cần khoảng 6kg Sâm dây tươi, và qua quá trình loại bỏ những củ bị vụn sau khi phơi ta mới được những củ Sâm dây khô loại 1.
Sâm dây tươi Kon Tum mới thu về (Chưa rửa)
Là sản phẩm quý hiếm, độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho rứng núi Bắc Tây Nguyên. Tại Kon Tum Sâm dây được trồng và chăm sóc chủ yếu tại 03 huyện KonPlong, Tu Mơ Rông và Đakglei, vùng trồng chủ yếu được trồng độ cao 900-2000m so với mực nước biển, thược dãy nui trường sơn, giáp vùng núi Ngọc Linh Kon Tum.
II. NGUỒN GỐC CÂY SÂM DÂY (ĐẢNG SÂM)
Cho đến nay những công trình nghiên cứu trên thế giới chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về đặc điểm sinh học, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, lâm sàng cây Đảng sâm. Các nghiên cứu về nhân giống cây này chưa có nhiều. Một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cây Đảng sâm có thể nhân giống thông qua con đường nuôi cấy mô tế bào thực vật và gieo trồng từ nguồn hạt tự nhiên.
Tại Việt Nam Đảng sâm mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trước đây có nhiều ở một số tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang; còn ở Cao Bằng và Lạng Sơn ít hơn. Các tỉnh phía Nam chỉ thấy tập trung ở cao nguyên Langbian, Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) và xung quanh chân núi Ngọc Linh (Đakglei, Tu Mơ Rông, KonPlong tỉnh Kon Tum và Quảng Nam – Đà Nẵng).
Sâm dây trồng sen canh cây cà phê tại xã Ngọc Linh huyện Đaklei
Tại Kon Tum, Đảng Sâm phân bố chủ yếu ở vùng Ngọc Linh thuộc huyện Tu Mơ Rông và ĐăkGlei, một số xã thuộc huyện KonPlong (xã Đắklong, Măng Bút, Măng Cành). Do là loại cây dược liệu có giá trị kinh tế nên hiện nay người dân đang khai thác theo cách tận thu, làm khan hiếm trong tự nhiên. Trong tương lai không xa, nguồn cây dược liệu mang tính đặt trưng của vùng sẽ dần cạn kiệt. Vì vậy, chúng ta phải chủ động sản xuất nguồn giống để đưa vào canh tác.
+ Là loại dược liệu quý được đưa vào sách đỏ Việt Nam từ năm 1996. sâm dây
+ Sâm dây là nguồn cây tự nhiên mọc trên dãy núi Ngọc Linh thuộcTỉnh Kon Tum, là dãy núi cao nhất Trường Sơn, là nơi tập trung những tinh hoa, các loại thảo mộc, dược liệu quý hiếm nhất cả nước. sâm dây
Sâm dây khô (Củ to loại 1)